- Trang chủ
- Nông lịch
Nông lịch
Các ngày tiết: Kinh trập (Sâu nở): 06/3/2023 (15/02 - Quý Mão)
Xuân phân (Giữa xuân): 21/3/2023 (30/02 - Quý Mão)
I. Khí tượng - Thuỷ văn
1. Khí tượng
Sang tháng 3, rét đậm rét hại chỉ còn xảy ra chủ yếu về đêm và sáng sớm, nền nhiệt độ tăng dần; Nhiệt độ không khí trung bình phổ biến 19,5 - 20,50C, nhiệt độ cao nhất khoảng 31 - 330C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 11 - 130C (vùng núi cao nhiệt độ trung bình khoảng 17,5 - 18,50C, cao nhất khoảng 29 - 310C, thấp nhất khoảng 9 - 110C). Tổng lượng mưa tháng phổ biến 50 - 70mm, có khả năng xảy ra mưa rào và dông kèm theo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Độ ẩm không khí trung bình 83 - 88%, thấp nhất 40 - 50%. Tổng lượng bốc hơi 50 - 60mm. Tổng số giờ nắng 55 - 70 giờ.
2. Thuỷ văn
Tháng 3 cũng là một trong hai tháng kiệt nhất trong năm, mực nước trên các sông sẽ đạt giá trị thấp nhất trong năm. Trên sông Cầu phía thượng lưu Thủy điện Thác Giềng 1 dòng chảy ở mức xấp xỉ TBNN, phía hạ lưu mực nước dao động trong ngày theo điều tiết của thủy điện với biên độ từ 0,5-1,2m.
Dự báo mực nước sông Cầu tại các trạm đo:
- Thác Giềng: Mực nước cao nhất khoảng 95,30m, thấp nhất khoảng 93,85m.
- Chợ Mới: Mực nước trung bình khoảng 51,50m, thấp nhất khoảng 50,40m.
II. Kỹ thuật nông nghiệp
1. Trồng trọt và bảo vệ thực vật
- Cây lúa xuân: Tập trung cấy, kết thúc cấy xong trước 15/3; bón thúc lần 1 khi lúa hồi xanh. Chú ý phòng trừ ốc bươu vàng, bệnh đạo ôn lá, bệnh nghẹt rễ, ...
- Cây ngô xuân: Chăm sóc ngô trồng trên đất ruộng và soi bãi; làm cỏ. bón thúc lần 1 khi ngô có 3 - 4 lá; trồng cây ngô đồi khi thời tiết thuận lợi. Chú ý phòng trừ sâu xám, sâu keo mùa thu, sâu gai ...
- Cây thuốc lá: Chăm sóc, chú ý phòng trừ sâu khoang, rầy mềm, rệp, bệnh thối đen rễ...
- Tiếp tục trồng dong riềng, khoai môn, khoai lang, lạc, đậu tương, gừng nghệ và kết thúc trồng trong tháng 3.
- Bón thúc lần 1 cho lạc, đậu tương, khoai lang.
- Cây ăn quả (cam, quýt, chanh, mơ, mận, hồng không hạt, đào, lê, ...): Chăm sóc, giữ ẩm và chú ý phòng trừ sâu nhớt, sâu vẽ bùa gây hại cam quýt; rệp hại mơ mận, đào; sâu ăn lá, hại hồng không hạt.
- Cây chè: Trồng mới, chăm sóc nương chè, chú ý phòng trừ sâu chùm gây hại.
2. Chăn nuôi thú y - Thuỷ sản
- Tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo; cung ứng vật tư, vắc xin, bố trí nhân lực phục vụ công tác tiêm phòng định kỳ đợt I cho đàn vật nuôi.
- Triển khai phun khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi sau dịp Tết Nguyên đán.
- Kiểm tra, giám sát diễn biến các loại dịch, bệnh trên đàn vật nuôi.
- Khôi phục đàn vật nuôi sau Tết Nguyên đán để ổn định phát triển chăn nuôi; phối giống cho trâu, bò sinh sản; chuẩn bị thống kê đàn vật nuôi tại thời điểm 01/4 hàng năm.
- Khai thác mật ong hoặc tách đàn ong mật (chia tổ).
- Thủy sản: Ương nuôi cá giống; tiếp tục cải tạo ao, ruộng để chuẩn bị thả con giống; chuẩn bị cho cá chép, ba ba đẻ vụ xuân. Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản.
III. Lâm nghiệp
1. Lâm sinh
- Tiếp tục xử lý thực bì, cuốc hố và chuẩn bị hiện trường trồng rừng.
- Tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây giống lâm nghiệp trong vườn ươm.
- Trồng rừng vụ xuân (trồng quế, lát hoa, hồi…) khi thời tiết thuận lợi.
- Gieo ươm hạt cây quế phục vụ kế hoạch trồng rừng cho năm sau.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng và bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên.
- Chú ý phòng trừ sâu ong hại rừng mỡ.
2. Khai thác, chế biến
Thực hiện khai thác, chế biến gỗ rừng trồng tập trung, cây trồng phân tán, khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (nếu có).
IV. Thuỷ lợi và phòng chống thiên tai
- Tăng cường công tác quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa để đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiến độ; triển khai thực hiện phương án phòng chống hạn cho cây trồng vụ Xuân.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thuỷ lợi.
- Triển khai, thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương án được phê duyệt.
V. Y tế - Dược liệu
- Gieo trồng: Ba kích (ươm giống), Bạc hà, Bình vôi, Bồ công anh, Cam thảo đất, Câu kỷ tử, Cối xay, Cúc tần, Dành dành, Đại hồi (bằng cây con), Gấc, Gừng, Nghệ, Hoắc hương, Hoè, Hoàng liên, Kinh giới, Kim ngân hoa, Mạch môn, Mơ tam thể, Ngải cứu, Ngưu tất, Nhân trần, Sả, Sa nhân, Sâm bố chính, Sinh địa, Tía tô, Thiên môn, Xạ can, Xuyên tâm liên, Ý dĩ.
- Thu hoạch: Ba chẽ, Bách bộ, củ Bình vôi, Địa liền, Hoài sơn, Hoắc hương, Ích mẫu (vụ hè thu), Mơ tam thể, Ngũ gia bì, Ngưu tất, Sắn dây, Sinh địa, Sâm bố chính, lá Tía tô, Thổ phục linh.
- Một số bệnh thường gặp: bệnh cúm, hen phế quản, bệnh dị ứng, bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, bệnh sốt phát ban nghi sởi, bệnh ho gà, bệnh lao, bệnh tay - chân - miệng, bệnh tiêu chảy, thương hàn, viêm gan do vi rút, viêm màng não do mô cầu, viêm não virut, bệnh do virut Corona chủng mới, cúm A(H5).
- Biện pháp phòng bệnh: Tăng cường công tác vệ sinh cá nhân và luôn giữ ấm cho trẻ em, không để bị lạnh, tham gia tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em và người cao tuổi, đặc biệt lưu ý không ăn các loại nấm, thực phẩm không rõ nguồn gốc.
- Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống bệnh Lao (24/3).
Năm 2023
- Tháng 1
- Tháng 3
- Tháng 3
- Tháng 4
- Tháng 5
- Tháng 6
- Tháng 7
- Tháng 8
- Tháng 9
- Tháng 10
- Tháng 11
- Tháng 12
Thông báo
- Thông báo tuyển dụng lao động hợp đồng theo Nghị định 111/2022/NĐ-CP
- Phối hợp tuyên truyền xác thực, chuẩn hoá thông tin thuê bao di động
- Cập nhật công khai tình trạng giải quyết TTHC tháng 02 năm 2023
- Thông báo thí sinh trúng tuyển xét tuyển viên chức sự nghiệp khoa học công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2022
- Thông báo kết quả trúng tuyển thực hiện dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi bò lai sinh sản khép kín đảm bảo an toàn sinh học














Liên kết website
THÔNG KÊ TRUY CẬP
-
Đang online: 2
-
Hôm nay: 222
-
Tháng này: 22.429
-
Tổng lượt truy cập: 197.409