Một số kết quả thực hiện đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật gốc và sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau, quả hữu cơ tại tỉnh Bắc Kạn
Đề tài Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật gốc và sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau, quả hữu cơ tại tỉnh Bắc Kạn được phê duyệt cho triển khai từ năm 2021 theo Quyết định số 412/QĐ-UBND ngày 26/3/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, đơn vị chủ trì là Trung tâm ứng dụng Khoa học - Công nghệ và Tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Với mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu lựa chọn chủng vi sinh vật gốc để sản xuất thử nghiệm các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau, quả hữu cơ tại tỉnh Bắc Kạn, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tổ chức triển khai 06 nội dung, bao gồm: (i) Điều tra khảo sát đánh giá tình hình sản xuất rau, quả tại các Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất rau, quả tại các địa phương, (ii) Nghiên cứu lựa chọn chủng vi sinh vật và tối ưu các điều kiện lên men nhân sinh khối các chủng vi sinh vật tuyển chọn, (iii) Tiếp nhận công nghệ và nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và sản xuất thử nghiệm các chế phẩm vi sinh vật (Bio-BK1, Bio-BK2, Bio-BK3), (iv) Thử nghiệm các chế phẩm vi sinh vật vào sản xuất rau, quả hữu cơ, (v) Tập huấn và xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm Bio-BK1, Bio-BK2, Bio-BK3, (vi)Đăng ký mã vạch, thiết kế bao bì sản phẩm.
Đến nay, đề tài đã tổ chức triển khai được một số nội dung: Điều tra khảo sát đánh giá tình hình sản xuất rau, quả tại các Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất rau, quả tại các địa phương trong tỉnh (70 phiếu điều tra, diện tích 27,36 ha tại các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, thành phố Bắc Kạn); sửa chữa, cải tạo khu nhà tinh đông viên để làm phòng nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm (lắp đặt cửa kính, ốp gạch chân tường); mua sắm thiết bị máy móc của đề tài; mua sắm vật tư hóa chất để nghiên cứu; thu thập và gửi mẫu đất tại các địa phương trong tỉnh để phân tích, lựa chọn chủng vi sinh vật gốc; Nghiên cứu lựa chọn chủng vi sinh vật và tối ưu các điều kiện lên men nhân sinh khối các chủng vi sinh vật tuyển chọn (Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi sinh vật phân giải vô cơ, hữu cơ để xử lý phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, Nghiên cứu chủng vi sinh vật chức năng cung cấp dinh dưỡng, ổn định pH đất, Nghiên cứu chủng vi sinh vật chức năng cung cấp dinh dưỡng, ổn định pH đất, Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật đối kháng vi sinh vật gây bệnh vùng rễ); Xác định các điều kiện lên men nhân sinh khối các chủng vi sinh vật được tuyển chọn, bao gồm: Mật độ cấy giống và pH, tốc độ cánh khuấy, các điều kiện lên men, nhân sinh khối, ảnh hưởng của thời gian cấy giống, thời gian lên men quy mô 10-20 lít/mẻ; Hoàn thiện quy trình lên men nhân sinh khối các quy mô 10 kg - 50 kg-100 kg/ mẻ sản xuất thử nghiệm các loại chế phẩm. Bước đầu thử nghiệm các chế phẩm do Đề tài tạo ra cho kết quả khả quan trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải trong chăn nuôi.
Trong thời gian tới, đề tài tiếp tục triển khai nghiên cứu hoàn thiện 03 quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ các chủng vi sinh vật gốc và sản xuất thử nghiệm 600 kg chế phẩm sinh học và tiến hành thử nghiệm trên rau, quả để đánh giá kết quả. Đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu các loại chế phẩm, đăng ký mã số, mã vạch, thiết kế bao bì nhãn mác sản phẩm đảm bảo tiến độ công việc và mục tiêu nội dung đề tài đề ra.
Tuyển chọn chủng vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất xenlulose và tinh bột