• Trang chủ
  • Tin tức - sự kiện
  • Tin tức sự kiện
Thứ sáu, 24/12/2021 - 07:46

Nghiệm thu 02 dự án phát triển cây ăn quả

Sáng 22/12, Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu 2 dự án: Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo vườn mận không đồng đều tại huyện Ba Bể, Pác Nặm và Dự án Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất cây lê tại Bắc Kạn.

(1) Dự án Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo vườn mận không đồng đều tại huyện Ba Bể, Pác Nặm.

- Qui mô DÁ xây dựng mô hình cải tạo 10ha Mận chín sớm/huyện Ba Bể 05ha và Pác Nặm 05ha;

- Mục tiêu dự án:

+ Điều tra đánh giá thực trạng 100 ha Mận chín sớm tại Ba Bể và Pác Nặm, mỗi huyện 50 ha;

+ Xây dựng mô hình cải tạo 10 ha Mận, mỗi huyện 05 ha, năng suất tăng từ 10 – 15% so với năng suất vườn Mận trước khi chưa cải tạo;

- Thời gian thực hiện là 36 tháng (từ tháng 9/2018 - 9/2021).

Dự án thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2021 do Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thực hiện;

Qua 3 năm triển khai, dự án đã điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mận tại huyện Pác Nặm và huyện Ba Bể được 155 hộ với diện tích 104,85 ha. Đã lựa chọn được 20 hộ tham gia mô hình cải tạo (diện tích 10 ha) tại 04 xã: Hà Hiệu, Quảng Khê (huyện Ba Bể), xã Nghiên Loan, Xuân La (huyện Pác Nặm). Đã xây dựng mô hình cải tạo 10 ha vườn mận không đồng đều, năng suất thấp bằng các giải pháp cắt tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, ghép bổ sung mận tam hoa, mận thép và tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc, cải tạo cây mận. Kết quả, dự án sau khi ghép bổ sung cây mận đắng và mận tam hoa lên tán các cây mận chín sớm trong mô hình đã có tác dụng tăng khả năng thụ phấn chéo cho các cây mận chín sớm, kết quả cho thấy năng suất mô hình 5ha tại huyện Pác Nặm đã tăng lên tới 370%;  mô hình 5 ha tại huyện Ba Bể 300%) , vượt so mục tiêu của dự án đặt ra là tăng từ 10 - 15% (Thuyết minh được UBND tỉnh phê duyệt).

Các thành viên Hội đồng thảo luận, đánh giá: dự án đã hoàn thành vượt mục tiêu đề ra, nội dung được duyệt. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án tổng hợp, phân tích thông tin số liệu điều tra; làm rõ hơn một số nội dung có tính khoa học, thực tiễn; đánh giá sâu về thị trường tiêu thụ mận; hiệu quả kinh tế cần được tính trên cơ sở suất đầu tư, tổng thu nhập trên đơn vị diện tích, từ đó có các khuyến cáo duy trì, mở rộng mô hình cải tạo vườn mận không đồng đều để tăng thu nhập cho người trồng mận tại hai huyện Ba Bể, Pác Nặm. Hội đồng bỏ phiếu chấm điểm dự án: Đạt yêu cầu.

Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu Hoàng Văn Hải đánh giá, dự án đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, tuy nhiên, hàm lượng khoa học trong báo cáo của dự án còn ít. Đề nghị cơ quan chủ trì tiếp thu đầy đủ các ý kiến của thành viên Hội đồng tư vấn, chỉnh sửa, bổ sung để đảm bảo báo cáo tổng kết dự án.

(2) Dự án Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất cây lê tại Bắc Kạn.

Mục tiêu dự án:

- Mục tiêu chung: Ứng ứng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất Lê theo hướng tập trung sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào tại 1 số địa phương vùng cao Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn;

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá tuyển chọn cây trội giống Lê địa phương để phục vụ nhân giống;

+ Xây dựng mô hình trồng mới 9 ha, trong đó (7,5ha giống mới VH6; 0,5ha giống Sơn Thái II và 1ha giống lê Ngân sơn);

+ Tập huấn các biện pháp trồng, chăm sóc cây lê cho 100 hộ nông dân

 

Giống Lê VH6 được trồng tại xã Địa Ninh huyện Ba Bể

- Qui mô DÁ xây dựng mô hình trồng mới 9ha, trong đó: 7,5ha giống lê VH6, 1,5ha giông lê địa phương (Ngân Sơn) tại 03 huyện, cụ thể (Ba Bể 05ha; Pác Nặm 01ha; Ngân Sơn 03ha);

- Chủ nhiệm DÁ là Giáo sư, tiến sĩ:  Đào Thanh Vân;

- Cơ quan chủ trì là Trung tâm nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc, (nay là Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi – thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên);

- Thời gian thực hiện là 60 tháng (từ tháng 01/2017 - 12/2021);

Sau 5 năm triển khai 9 ha mô hình cây Lê trồng mới tại Ba Bể: 5 ha; Pác Nặm: 1 ha; Ngân Sơn 3 ha, sau 60 tháng trồng. Cây lê sinh trưởng phát triển tốt, (7.5 ha giống mới VH6 đã cho quả, năng suất, chất lượng thơm ngon; giống lê địa phương chưa cho quả nhưng sinh trưởng tốt). Đây là căn cứ khoa học để khuyến cáo với các địa phương có thể nhân rộng diện tích, đặc biệt là đối với giống Lê mới VH6;

Dự án đã đánh giá, tuyển chọn được 05 cây lê trội tại  địa phương.  và tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật trồng chăm sóc cây Lê, nâng cao năng lực cho 100 người dân và cán bộ địa phương. Dự án đã thành công là cơ sở khoa học cho các xã vùng cao của các huyện (Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn) nhân rộng mô hình, mở rộng diện tích trống giống lê mới mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội và môi trường cho các địa phương:

 

Ông Hoàng Văn Hải - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Chủ tịch Hội đồng kết luận hội nghị nghiệm thu

Hội đồng đánh giá, Dự án đáp ứng được mục tiêu đề ra, đạt được kết quả tốt, Hội đồng bỏ phiếu chấm điểm dự án xếp loại: Xuất sắc./.

 

Nguyễn Hùng - Phòng QLCN&CN

 

Công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Công khai tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản chỉ đạo điều hành Lịch công tác Lịch công tác Hồ sơ công việc Hồ sơ công việc Thư điện tử Thư điện tử Nông lịch Nông lịch Hạng mục đầu tư Hạng mục đầu tư Thư viện số Thư viện số Sáng kiến, giải pháp </br>đã công nhận Sáng kiến, giải pháp
đã công nhận
CSDL quốc gia về KHCN CSDL quốc gia về KHCN Quy hoạch, kế hoạch KH&CN dài hạn Quy hoạch, kế hoạch KH&CN dài hạn Khen thưởng - Xử phạt Khen thưởng - Xử phạt Thống kê - Báo cáo Thống kê - Báo cáo Chuyển đổi số Chuyển đổi số

Liên kết website

THÔNG KÊ TRUY CẬP

  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 72
  • Tháng này: 14.825
  • Tổng lượt truy cập: 215.875